Đang gửi...

Hiệu quả sử dụng phân bón silic

  Quá trình sử dụng phân bón silic trên cây khoai tây vụ xuân 2018 tại xã Yên Trung, huyện Yên Phong bước đầu đạt được những kết quả tích cực, giúp tăng năng suất và chất lượng cây trồng.

Đánh giá hiệu quả sử dụng phân silic trên cây khoai tây.

Mô hình sử dụng phân bón silic trên cây khoai tây được áp dụng tại 3 sào ruộng của gia đình ông Phạm Văn Khánh (thôn Yên Lãng). Theo ông Khánh với kỹ thuật bón 3 lần bón liên tiếp, mỗi lần cách nhau một tháng, không cần sử dụng thêm bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào. Sau 3 tháng triển khai mô hình, kết quả sản xuất thực tế cho thấy: Cây khoai tây phát triển tốt, cây to, cứng cây, dày lá, bộ rễ khỏe và không phải phun thuốc bảo vệ thực vật. Qua một số diện tích đã thu hoạch, khoai tây củ to, đồng đều, mã đẹp, năng suất đạt 8-9 tạ/sào, cao hơn khoảng 15% so với ruộng đối chứng.

Ông Khánh chia sẻ “Trước đây, tôi từng sử dụng nhiều loại phân bón nhưng chưa thấy loại nào đạt yêu cầu. Nhưng với phân bón silic không những giảm được chi phí mà công dụng rất triệt để. Phân silic không chỉ dùng cho khoai tây mà còn các loại hoa màu khác nên sắp tới tôi dự định tiếp tục sử dụng bón cho một số loại cây trồng khác của gia đình”.

Không chỉ riêng gia đình ông Khánh, các hộ tham gia mô hình thử nghiệm bón phân silic cũng có đánh giá tương tự. Nhiều hộ cho biết đã mạnh dạn bón loại phân mới này trên cây trồng và thấy được những thay đổi rõ rệt: cây khỏe hơn, ít sâu bệnh hơn, cho năng suất cao hơn so với trước. Chính từ đó, các hộ nông dân mong muốn được các cơ quan, ban ngành hỗ trợ hơn nữa về vốn, kĩ thuật để có thể mở rộng sản xuất, mua thêm nhiều giống mới và thử nghiệm bón phân silic trên các giống này.

Phân bón trung lượng SILIC SILICON DIOXIDE (silic) là chế phẩm thiên nhiên không độc hại với con người và môi trường, có những ưu điểm vượt trội so với các loại phân bón thông thường khác như: Tăng năng suất chất lượng cho cây trái, kích cho cây sai hoa, to, đồng đều củ quả, chống rụng quả, mã nhẵn, bóng đẹp; giúp cây trồng tăng khả năng phòng ngừa hiện tượng héo xanh, chết rũ; kéo dài lứa, sau khi thu hoạch cây không hề bị bại; bổ sung Silic Oxit và các khoáng chất cho cây trồng; kháng nấm, tạo rễ mới nhanh, kích rễ phát triển; khử chua đất, giải độc và cân bằng độ PH cho đất. Hơn nữa, dùng phân Silic sẽ tiết kiệm được 40%-60% chi phí phân bón đầu vào như đạm, phân lân, NPK, thuốc bảo vệ thực vật.

Từ thành công bước đầu trong việc thí điểm bón phân silic, Hội Nông dân huyện Yên Phong tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền để mở rộng mô hình này, tạo điều kiện để có thêm nhiều hộ biết đến tác dụng vượt trội của phân silic. Đồng thời phối hợp hiệu quả giữa nhà sản xuất, phân phối đến bà con để áp dụng vào thực tiễn.

Ông Đào Trọng Đại, Giám đốc Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh đánh giá, việc áp dụng phân bón silic trên cây khoai tây cho thấy những hiệu quả tích cực, được nông dân hưởng ứng áp dụng vào thực tiễn. Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục phối hợp với các địa phương và đơn vị cung ứng phân bón (Công ty Tân Phát Bắc Giang) mở các lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng phân bón silic cho hội viên nông dân. Xây dựng mô hình áp dụng phân bón silic trên các cây trồng khác. Cung ứng số lượng phân bón silic kịp thời khi các hội viên nông dân có nhu cầu, góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tuấn Anh - Nguồn: Báo Bn

Mục khác

  • Hội nông dân tỉnh Lạng Sơn

    Hội nông dân tỉnh Lạng Sơn

  • Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam

    Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam

  • UB Mặt Trân Tổ Quốc Tỉnh Bắc Ninh

    UB Mặt Trân Tổ Quốc Tỉnh Bắc Ninh

  • Hội Phụ Nữ tỉnh Bắc Ninh

    Hội Phụ Nữ tỉnh Bắc Ninh

  • Trung tâm khuyến nông Quốc Gia

    Trung tâm khuyến nông Quốc Gia